Banner Top

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG

Tác hại đối với con người

Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người chính là hậu quả nghiêm trọng nhất của ô nhiễm môi trường không khí. Nó khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư, vô sinh,… Càng ngày càng tăng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG

Tác động đến hệ hô hấp

Với thời đại công nghiệp hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng khiến nhu cầu sử dụng những phương tiện và công cụ để tối giản hoá cuộc sống của con người ngày càng tăng cao. Chính điều này đã và đang gây nên sự gia tăng tỷ lệ khói bụi trong không khí. Mỗi ngày, con người đều phải hít một lượng khói bụi ô nhiễm vô cùng lớn. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phổi và đường hô hấp.

Ô nhiễm môi trường khiến phổi chịu áp lực cao và dê bị tổn hại. Đồng thời, nó còn làm trầm trống hơn các triệu chứng từ những người đã mang trong mình những mầm bệnh. Ví dụ như hen suyễn, suy hô hấp, viêm phế quản,… Đặc biệt là những người sống ở khu vực đông dân như thành phố. Những nơi này đều chứa một số lượng lớn rác thải và khói bụi giao thông. Chính vì thế cũng có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhiều hơn các khu vực nông thôn.

Gây nên những bệnh nguy hiểm

Tác hại ô nhiễm không khí tới con người vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là tác động của bụi mịn. Trong đó, bụi mịn PM2.5 là tác nhân gây ra nhiều ảnh hưởng nhất. Nó được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Bởi vì nó có kích thước rất nhở. Chỉ khoảng 2,5 micromet. Tương đương khoảng 3% đường kính của một sợi tóc người.  Chính vì thế nó có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.

Mà mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2.5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày. Theo đó sẽ làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.

Cụ thể, các hạt này có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể. Xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn. Sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người. Gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm. Như nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính. Gây đột quỵ, suy nhược thần kinh, đau tim, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi,…

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG